Bố cục danh thiếp rất quang trọng, để chọn bố cục hợp lý cần phải hiểu được các bố cục này
Luật xấp xỉ
Bạn hãy nhìn vào 1 chiếc danh thiếp in dưới đây
- Bạn nhìn thấy bao nhiêu thành phần trong chiếc danh thiếp nhỏ bé này
- Bao nhiêu lần mắt bạn phải dừng lại để nhìn một thứ gì đó
Câu Trả lời: Mắt bạn dừng lại 5 lần, dĩ nhiên có 5 thành phần trên chiếc danh thiếp
Thế bạn đã bắt đầu đọc từ điểm nào
- Dĩ nhiên đoạn giữa - vì chữ nó to và đậm nhất.
Bạn đọc gì tiếp theo
- Từ trái sang phải - theo quy luật của mắt người
Điều gì sẽ xảy ra khi mắt bạn đọc đến góc cuối bên phải - mắt bạn sẽ hướng đi đâu nữa
Chúng ta sẽ nghiên cứu 1 ví dụ tiếp
Bạn nhìn thấy 2 dòng chữ đậm trên danh thiếp - Thế bây giờ mắt bạn đọc bắt đầu từ đâu
Từ phía trên bên trái hay dòng chữ đậm ở giữa
Sau khi bạn đọc 2 dòng chữ đậm, mắt bạn sẽ nhìn đi đâu - có lẽ mắt bạn quay lại và tập trung vào dòng chữ đậm ở giữa và mắt sẽ cố gắng nắm bắt các từ thông tin ở các góc.
Khi một vài đối tượng xấp xỉ ở gần nhau chúng sẽ trở nên 1 đối tượng hơn là các thành phần riêng rẽ. Trong cuộc sống xấp xỉ hoặc ở gần ngụ ý như là có mối quan hệ.
Bằng cách nhóm các đối tượng tương tự thành 1. Sẽ có vài điều sẽ xảy ra. Chiêc danh thiếp trông sẽ gọn gàng trật tự hơn. Nên hiểu rằng điểm nhìn khi bắt đầu đọc thông điệp, và điểm kế thúc khi mắt đọc xong. Và khoảng trắng (khoảng không) bao quanh chữ sẽ hợp lý hơn nhiều.
Vấn đề xảy ra với chiếc danh thiếp số 1 là các thành phần của chúng nằm rời rạc và không liên quan đến nhau. Không rõ là mắt bạn sẽ bắt đầu từ đâu.
Nếu là tôi, tôi sẽ gộp tất cả các thành phần lại - và hãy xem hiệu quả của nó
Bây giờ sẽ không phải lo xảy ra việc bạn sẽ bắt đầu đọc ừ đâu và mắt bạn sẽ đọc gì tiếp theo và khi nào kết thúc.
Bây giờ chúng ta sẽ so sánh 3 chiếc danh thiếp đứng gần nhau
Luật canh lề
Trong ví dụ bên dưới bạn sẽ nhìn thấy các nội dung trên danh thiếp được gióng hàng từ trên xuống dưới và canh lề giữa.
Thể hiện nội dung ở giữa bình thường trông có vẻ không được mạnh cho lắm.
Nếu gióng hàng canh lề bên trái hoặc phải sử thể hiện các dòng text sẽ gọn gàng hơn và nhìn trông ấn tượng hơn bởi nó bám dọc theo cạnh lề của card visit
Ví dụ này có cách sắp xếp các đối tượng text thành nhóm theo luật xấp xỉ. Các đoạn text được canh giữa mặc dù việc canh lề này là hợp lý những các cạnh trông hơi yếu, bạn không nhìn thấy các điểm mạnh của dòng thông tin
Ở ví dụ này nội dung thông tin cũng tương tự như trên chỉ khác là chúng được canh phải, bạn có thể thấy sự chắc chắn ở cạnh bên phải.
Điểm nhìn mạnh đã được tạo liên kế với cạnh của 2 nhóm nội dung thông tin. Đó chính là sức mạnh của cạnh mang lại sự vững chắc ổn định cho layout.
Luật lặp lại
Đây là chiếc card visit đã được bố trí yếu tố lặp lại ở phần phone number: in đậm mạnh giống dòng đầu tiên. Hãy nhìn vào nó và chú ý vị trí khi mắt bạn di chuyển, khi bạn gặp phải số phone bạn nhìn đi đâu tiếp theo? Có phải bạn đang tìm mội kiểu chữ đậm giống như vậy. Đây chính là thủ thuật thị giác của các nhà thiết kế để kiểm soát mắt người đọc nhằm duy trì sự chú ý của người đọc trên trang càng lâu càng tốt. Sự lặp lại kiểu font chữ đậm đã giúp đồng nhất được tòan bộ thiết kế. Đây là cách dễ dàng nhất để cấu trúc chặt chẽ các thiết kế lại với nhau
Khi mắt nhìn lướt xuống dòng thông tin cuối cùng sẽ nhận thấy yếu tố font chữ đậm được lặp lại như dòng đầu tiên - điều này sẽ đưa cho danh thiếp có được sự đồng nhât.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét